Học Kinh tế ra làm gì? Review một số việc làm ngành kinh tế phổ biến

Kinh tế là một ngành học luôn thu hút giới trẻ theo học vì cơ hội mà ngành nghề này mang lại rất tốt cũng như sự đổi mới của nó khiến ngành kinh tế trở thành một ngành nghề rất hấp dẫn dù ở thời điểm nào. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn luôn thắc mắc học ngành kinh tế ra làm gì hay công việc nào phù hợp sau khi học kinh tế,..Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!

I. Ngành kinh tế học – Ngành nghề của sự phát triển

Kinh tế học là một ngành nghề rất sâu rộng về kinh tế và đây cũng được đánh giá là một ngành nghề của tương lai của sự phát triển. Kinh tế là một khối ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên những cơ hội việc làm trong và ngoài nước là những chiến lược hoạch định phát triển kinh tế cho một lĩnh vực nào đó.

Ngành kinh tế là ngành nghề luôn đổi mới và xu hướng
Ngành kinh tế cũng được đánh giá là một ngành rất quan trọng vì bạn thấy đấy sự phát triển của đất nước giàu hay nghèo phụ thuộc rất lớn về kinh tế của nước đó. Và một nền kinh tế mạnh sẽ liên quan mật thiết đến các ngành khác phát triển theo. Vì vậy ngành nghề này luôn được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo học vì cơ hội việc làm cũng như luôn luôn đổi mới. 

II. Kinh tế gồm các ngành nào?

Để có thể hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành kinh tế đầu tiên bạn cần hiểu rõ kinh tế gồm các ngành nhỏ nào sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn đó!

1. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là một nhóm ngành mà rất nhiều bạn học kinh tế lựa chọn!

Quản trị kinh doanh là ngành nghề thuộc ngành kinh tế mà được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo học. Quản trị kinh doanh được hiểu là cung cấp những kiến thức và kỹ năng để trở thành một người quản trị hoạch định kinh tế trong tương lai. Cụ thể là giám sát các hoạt động kinh doanh hay các lĩnh vực khác như kế toán, tài chính,..Ngành nghề này thường có mức lương rất hấp dẫn trong mặt bằng chung của ngành kinh tế.

Quản trị kinh doanh gồm một số ngành nhỏ như:

  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị nhân lực
  • Quản trị lữ hành
  • Thương mại
  • Marketing
  • Ngoại thương,…

2. Tài chính – Ngân hàng

Tài chính ngân hàng là một ngành luôn hot hiện nay

Đối với nhóm ngành tài chính- ngân hàng bạn sẽ được trang bị những kiến thức về tài chính hay luân chuyển tiền tệ quản lý tài chính cho các công ty, doanh nghiệp, hoạch định vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính,..Bạn sẽ được học cách sinh lời cũng như phát triển nguồn vốn đầu tư của công ty,.. Tài chính gồm một số ngành nghề nhỏ như:

  • Tài chính doanh nghiệp
  • Quản trị tài chính
  • Tài chính quốc tế
  • Vốn đầu tư

3. Kế toán – Kiểm toán

Kế toán- kiểm toán là một nhóm ngành của kinh tế

Kế toán – Kiểm toán là nhóm ngành vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Với các kiến thức liên quan đến tài chính, tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,..thì cơ hội việc làm sau khi ra trường là hoàn toàn rộng mở. Khi theo học nhóm ngành này thì sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, văn phòng doanh nghiệp,..

III. Học ngành kinh tế ra làm gì?

1. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là lựa chọn phổ biến sau khi học xong kinh tế!
Có lẽ nhân viên kinh doanh chính là một trong những lựa chọn đầu tiên khi bạn không biết học ngành kinh tế ra làm gì.  Đây chính là một công việc được rất nhiều công ty hay doanh nghiệp tuyển dụng với công việc chính là một nhân viên một bộ phận có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số,…
Công việc này có mức lương trung bình dành cho các sinh viên mới ra trường khoảng 8.000.000 vnđ trở lên.

2. Kế toán viên/ Kiểm toán viên

Kế toán/ kiểm toán là một công việc với nhiệm vụ chủ yếu là giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Cụ thể là ghi chép, phân loại, diễn giải và trình bày thông tin về tài chính.

Kế toán viên là một lựa chọn tốt và ổn định sau khi học ngành kinh tế
Đây là một công việc đòi hỏi bạn cần phải có sự tỉ mỉ hay phân tích tốt, kiến thức liên quan đến tài chính và cụ thể hóa dữ liệu tốt. 
Công việc này thì hiện tại công ty hay tổ chức nào cũng cần đến vì thế luôn thu hút nguồn nhân lực lớn. Mức lương cơ bản cho người mới ra trường của công việc này rơi vào trên 8.000.000 vnđ/ tháng.

3. Làm việc tại ngân hàng

Làm việc tại ngân hàng là một lựa chọn tốt khi học ngành kinh tế

Ngoài làm về kinh doanh những bạn sinh viên trường kinh tế đặc biệt là tài chính ngân hàng sau khi ra trường thường lựa chọn làm việc tại ngân hàng với nhiều công việc và vị trí khác nhau như:

  • Kiểm soát tài chính.
  • Hoạch định tài chính.
  • Phân tích rủi ro.
  • Phân tích dữ liệu và cố vấn.
  • Quảng cáo và cung cấp các dịch vụ kinh tế – tài chính cho khách hàng.

Hiện nay những nhân viên làm việc tại ngân hàng có mức lương khá cao và được đãi ngộ rất tốt với mức lương mới ra trường khoảng trên 10.000.000 vnđ/ tháng.

4. Tư vấn tài chính

Tư vấn tài chính là một vị trí rất hấp dẫn cả về mức lương lẫn đãi ngộ. Đây là một công việc đóng vai trò chủ chốt trong các tổ chức hay công ty. Họ phải là những nguwoif có kiến thức về chuyên môn sâu cũng như kỹ năng phân tích, dự đoán rất tốt.

Tư vấn tài chính là một ngành nghề có thu nhập tốt
Vì thế mức lương của những người làm ở vị trí này thường cao hơn so với nhiều công việc trong ngành kinh tế với mức lương dao động từ trên 10.000.000 vnđ/ tháng còn nếu lâu năm mức lương của bạn có thể dao động trên 25 triệu vnđ.

5. Làm trong nhà nước

Làm trong lĩnh vực công là một lựa chọn ổn định!

Những người có kiến thức chuyên môn trong ngành kinh tế thường hay lựa chọn những vị trí công việc trong lĩnh vực công hay làm việc trong Nhà nước. Họ có thể làm các công việc như phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính,.. liên quan đến thuế, giao thông thương mại,..Và hiện nay các công việc này vẫn thu hút một lượng lớn nhân lực.

6. Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính

Chuyên viên phân tích rủi ro đòi hỏi bạn cần có một tư duy phân tích tốt!
Công việc này đòi hỏi bạn cần có một đầu óc tính toán nhạy bén cùng kĩ năng phân tích dữ liệu sinh lời cho dự án cũng như những rủi ro mà dự án gặp phải là gì cũng như tìm cách đưa ra các phương án khắc phục rủi ro,…
Mức lương ở ngành nghề này cũng rất cao so với ngành kinh tế mới ra trường bạn có thể nhận được mức lương từ 8 -10 triệu đồng, khi có kinh nghiệm bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn trên 15 triệu đồng.

7. Giảng dạy

Giảng dạy là một công việc được nhiều người lựa chọn khi học kinh tế xong

Đây cũng là một công việc được nhiều người lựa chọn sau khi học ngành kinh tế ra trường. Bạn sẽ truyền lại những kinh nghiệm kiến thức về kinh tế truyền đạt giảng dạy cho sinh viên. Việc làm này đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên ngành sâu rộng cùng kỹ năng giảng dạy truyền đạt tốt.

8. Một số công việc khác

Bạn có thể làm một nhân viên marketing sau khi học kinh tế

Học ngành kinh tế ra làm gì? Nếu như những công việc trên khiến bạn không thấy hứng thú bạn có thể tham khảo đến một số vị trí công việc như:

  • Nhân viên môi giới, thẩm định và phân tích chứng khoán
  • Nhà đầu tư
  • Marketing
  • Nhân viên đối ngoạ
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Nghiên cứu xã hội và thuế,…

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về học ngành kinh tế ra làm gì được rất nhiều bạn thắc mắc khi lựa chọn ngành học kinh tế cho tương lai. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành đến các bạn. Ngành kinh tế là một ngành học rất rộng mở và luôn đổi mới. Chúc các bạn lựa chọn được công việc mình yêu thích nhé!